GIÁO DỤC, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH THPT

CHỦ ĐỀ THÁNG 12/2021

                        GIÁO DỤC, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH THPT

I. Mục đích, yêu cầu:

- Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, căn cứ kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp năm học 2021-2022, giáo dục pháp luật cho HS THPT cv số 2516/ SGDĐT- GDTrH về giáo dục ATGT năm học 2021-2022.

- Nhằm tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho HS về bảo đảm trật tự, ATGT, văn hóa giao thông và cấm sản xuất, buôn bán, vận chuyển, đốt các loại pháo.

1. Về kiến thức:

- Giúp HS nắm được một số quy định khi tham gia giao thông, nắm được tính chất nguy hiểm và nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông, tầm quan trọng của giao thông đối với đời sống của con người.

- Học sinh hiểu được việc không sử dụng, vận chuyển, sản xuất, tàng trữ pháo nổ và các chất gây nổ khác là góp phần giữ bình yên cho bản thân và những người xung quanh.

2. Về kỹ năng:

- HS biết được tác dụng của các loại tín hiệu, biển báo giao thông, kĩ năng xử lý các tình huống khi tham gia giao thông.

- HS biết phân biệt các chất nổ mà pháp luật cấm, đặc biệt là pháo nổ, cấm sản xuất, buôn bán, vận chuyển, đốt các loại pháo.

- Kỹ năng sáng tạo, kỹ năng tư duy phê phán kỹ năng ra quyết định đúng đắn để ủng hộ các quy định của pháp luật, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.

3. Về thái độ:

- HS có ý thức tôn trọng pháp luật và thực hiện trật tự an toàn giao thông, tham gia phòng chống pháo nổ tại địa phương, trường học.

4. Năng lực, phẩm chất cần hình thành cho HS:

- Phát triển năng lực tự sáng tạo, sáng tạo hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.

- Tự nhận thức về giá trị bản thân, tự điều chính hành vi cho phù hợp với pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội.

- Tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân.

- Thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.

II. Kế hoach thực hiện:

1. Đối tượng tham gia: HS toàn trường.

2. Nội dung:

- Giáo dục pháp luật về An toàn giao thông, chương trình An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”

- Giáo dục phòng chống pháo nổ cho học sinh THPT.

3. Hình thức tổ chức: Giáo dục ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp.

4. Thời gian tổ chức : Tháng 12/ 2021.

5. Địa điểm : Tại lớp học.

III. Triển khai các hoạt động cụ thể.

1. Gợi ý: Tùy vào điều kiện GVCN lựa chọn hình thức dạy học cho phù hợp đối tượng HS.

2. Nội dung đảm bảo: Giao dục và tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, pháp luật về phòng chống cháy nổ, đảm bảo các nội dung tuyên truyền, giáo dục như sau:

A. VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG.

I. Thực trạng về vấn đề ATGT.

An toàn giao thông (ATGT) hiện nay là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm sâu sắc. Đó là vì tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên thế giới đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng với việc gia tăng các ca tử vong và thương tích do mất an toàn giao thông.

Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của kinh tế, mức sống của người dân được nâng cao đã thúc đẩy số lượng phương tiện cơ giới đường bộ, đặc biệt là mô tô, xe gắn máy gia tăng một cách nhanh chóng. Trong khi đó, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong những năm qua đã phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của mọi người chưa nghiêm, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn của địa phương còn xảy ra nhiều, mà nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do ý thức chấp hành luật Giao thông đường bộ của mọi người còn hạn chế.

Các em học sinh có thể là nạn nhân hoặc bản thân các em gây tai nạn cho người khác.Vì vậy, “ Tai nạn giao thông đã trở thành mối hiểm họa của mọi người”. Từ đó dẫn đến gia tăng những vấn đề giao thông phức tạp như TNGT và ùn tắc giao thông, Mặt khác, mức độ hiểu biết và ý thức chấp hành các yêu cầu về ATGT của người tham gia giao thông và của cộng đồng còn thấp. Công tác quản lý về ATGT tuy đã được cải thiện rõ rệt nhưng vẫn còn những bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu.

Tại Việt Nam, trung bình hàng ngày ước tính có 30 -35 người chết do tai nạn giao thông chủ yếu là tai nạn giao thông đường bộ. Đây là vấn đề đã và đang gây bức xúc cho toàn xã hội.

II. Ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của việc giáo dục ATGT trong trường THCS.

Từ thực trạng trên cho thấy An toàn giao thông hiện nay đang là một vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, mỗi quốc gia đều có một chương trình hành động cụ thể, có thể thấy thiệt hại về an toàn giao thông do mô tô, xe máy luôn chiếm tỷ lệ cao. Đối với trường học thì việc được học an toàn giao thông đã được phổ biến nhưng việc thực hiện thì chưa được cao. Tai nạn do giao thông gây ra là rất lớn, làm thiệt hại đến tiền, của của gia đình, xã hội gây cho con người cuộc sống khó khăn, vất vả cơ cực. Đứng trước tình hình nghiêm trọng và đang vượt ngoài tầm kiểm soát như hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn cả nước.

III. Học sinh chúng ta cần.

1. Đi xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy an toàn.

- Tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ.

- Nắm rõ những điều cấm khi đi xe mô tô, xe gắn máy

- Cách chọn mũ bảo hiểm: Phải chọn mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn: mũ phải có tem kiểm định, lớp xốp cứng, dây đeo và khóa chắc chắn...

- Cách đội mũ bảo hiểm đúng qui cách

- Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước

- Chuyển hướng an toàn tại giao lộ

- Vượt xe an toàn

- An toàn đối với người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy (Khi lên xe phải quan sát phía sau và trèo lên xe từ phía tay trái; Ngồi ngay ngắn trên xe phía sau người lái, hai tay bám chặt người ngồi phía trước; Không vung vẩy chân tay, không nghiêng ngả hoặc đứng trên yên xe máy, không ngồi phía trước người lái; Ngồi sau xe máy phải đội mũ bảo hiểm và nên đi giày, dép có cài khóa.)

- Các nguyên tắc lái xe ô tô, xe gắn máy vào ban đêm.

2. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện.

- Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

- Trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm.

3.Một số cam kết ATGT cho học sinh.

- Không điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ khi chưa đủ tuổi.

- Không điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ khi chưa có giấy phép lái xe.

- Không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách, đánh võng.

- Không rẽ bất ngờ.

- Không chở quá 2 người trên xe.

- Không tham gia đua xe, cổ vũ đua xe trái phép.

- Không uống rượu bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện.

- Lựa chọn tuyến xe buýt công cộng phù hợp để đi lại an toàn.

B. PHÒNG CHỐNG PHÁO, VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ

I. Thực trạng.

Trong những năm qua, việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển và đốt các loại pháo, vũ khí, vật liệu nổ là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm; các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ việc nghiêm trọng và truy tố, xét xử theo pháp luật do vi phạm các quy định về phòng, chống pháo, vũ khí và vật liệu nổ.

Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, đốt các loại pháo và sử dụng vũ khí, vật liệu nổ là vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội; thuốc pháo là nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy nổ, làm thiệt hại lớn đến an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 406 của Thủ tướng Chính phủ về cấm sản xuất, buôn bán, vận chuyển, đốt các loại pháo và các văn bản pháp luật hiện hành, mọi tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh, xử phạt nặng và truy tố trước pháp luật; trẻ em dưới 16 tuổi vi phạm thì bố mẹ hoặc người nuôi dưỡng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và xử phạt theo quy định.

II. Trách nhiệm của học sinh :

- Tuyệt đối không sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển và đốt các loại pháo, không tàng trữ, sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, thường xuyên thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 406 của Thủ tướng Chính phủ, nhất là dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán.

- Tuyên truyền, vận động người thân và mọi người xung quanh không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và đốt các loại pháo; không tàng trữ và sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ.

- Nếu phát hiện các trường hợp cố ý vi phạm các quy định về phòng chống pháo, vũ khí, vật liệu nổ, mỗi người hãy báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý kịp thời theo pháp luật.

* Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống các loại pháo, vũ khí, vật liệu nổ là góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, vì bình yên và hạnh phúc của nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá, mừng Đảng, mừng xuân, đón mừng năm mới và mùa Lễ hội xuân vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.

 

BAN NGLL-HN             

 

Tags:
  • :
  • :
Chat với Công ty vệ sinh công nghiệp tại TP Vinh, Nghệ An qua Facebook